Chia sẻ mẫu hợp đồng hứa mua hứa bán và lưu ý khi sử dụng

Hiện nay hoạt động mua – bán diễn ra thường xuyên trên thị trường với nhiều hình thức giao dịch khác nhau. Số lượng người dân tham gia vào giao dịch ngày càng tăng và trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên hợp đồng hứa mua hứa bán lại khá mới lạ với nhiều người và khiến họ thắc mắc. Bởi hợp đồng này được ký kết trong những trường hợp nhất định để đảm bảo an toà n cũng như quyền lợi cho các bên.  

Tìm hiểu hợp đồng hứa mua hứa bán

Khi đầu tư, thực hiện quá trình mua – bán mỗi chúng ta đều muốn giao dịch thuận lợi nhất. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các bên, giảm những tranh chấp phát sinh trong quá trình mua – bán. Khi đó hợp đồng hứa mua hứa bán sẽ được sử dụng để quy định quyền và nghĩa vụ của cả bên hứa mua và bên hứa bán. 

Đây là hợp đồng có tính chất dân sự trong đó bên mua hứa mua sản phẩm, hàng hóa từ bên bán. Song song với đó bên bán hứa bán sản phẩm, hàng hóa đó cho bên mua. Các trường hợp được sử dụng thường là mua bán nhà ở, đất đai, bất động sản,… Nếu có tranh chấp loại hợp đồng này thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án, căn cứ theo luật tố tụng dân sự 2015.

hợp đồng hứa mua hứa bán

Mẫu hợp đồng hứa mua hứa bán

Trong hợp đồng hứa mua hứa bán nêu rõ bên hứa bán (bên A), bên hứa mua (bên B), cùng các thông tin về ngày tháng năm sinh, số CMND/ CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú của cả 2 bên.

Nội dung hợp đồng gồm thông tin tài sản, giá mua bán, phương thức thanh toán, trong đó bên B giao trước cho bên A số tiền bao nhiêu. Phần còn lại là bao nhiêu và bên B thanh toán như thế nào (trả góp…). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được cấp cho bên A thì 2 bên dựa theo quy định của Nhà nước hiện hành thực hiện thủ tục mua bán.

Nội dung của hợp đồng còn nêu lên những cam kết chung của 2 bên về việc thực hiện hợp đồng, giá bán, tiền thuế, lệ phí khác,… Sau đó 2 bên ký, ghi rõ họ tên để xác nhận, làm bằng chứng nếu không may xảy ra tranh chấp. 

Phần 2 là lời chứng của công chứng viên chứng nhận hợp đồng trên được giao kết giữa 2 bên, hoàn toàn tự nguyện,… kèm theo chữ ký công chứng viên, số công chứng, vào sổ số…. Mẫu hợp đồng hứa mua hứa bán năm 2021 như sau:

Hợp đồng luôn được làm thành 3 bản, bên A, bên B mỗi bên giữ 1 bản, bản còn lại lưu ở văn phòng công chứng. Thông tin phòng công chứng cũng được nêu rõ trong bản công chứng của công chứng viên. 

Chú ý khi sử dụng hợp đồng

Trước hết hợp đồng trên là căn cứ chứng minh thỏa thuận giữa 2 bên tham gia (bên mua và bên bán). Trong hợp đồng quy định quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên một cách chặt chẽ, rõ ràng. Kể cả tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện những nghĩa vụ và quyền của mình cũng được nêu rõ. Pháp luật không cấm giao dịch hứa mua hứa bán nhưng độ an toàn của nó còn phụ thuộc vào uy tín, độ tin cậy của người hứa.

Khi 2 bên thỏa thuận khoản tiền đặt cọc để giữ và thực hiện đúng lời hứa, khi bên hứa vi phạm thì số tiền cọc đó phải hoàn trả lại cho bên còn lại. Hơn nữa nếu 2 bên không có thỏa thuận nào khác thì bên hứa phải bồi thường thêm một khoản tiền tương đương. Ngược lại bên nhận hứa sẽ mất số tiền đặt cọc đó nếu vi phạm hợp đồng trong trường hợp 2 bên không có thỏa thuận riêng nào khác. 

Cũng bởi vậy mà việc hứa mua, hứa bán một loại tài sản, hàng hóa nào đó phải được quy định, ký kết bằng hợp đồng. Như vậy 2 bên sẽ có ràng buộc buộc phải thực hiện theo cam kết đã ký. Từ đó lợi ích của các bên đều được đảm bảo, vi phạm sẽ bị phạt, bồi thường theo hợp đồng. 

Nội dung chính của hợp đồng hứa mua hứa bán là bên bán nhận tiền cọc của bên mua và cam kết sẽ bán tài sản, hàng hóa đó cho bên mua. Cả 2 bên ký vào văn bản này để cam kết về việc hứa mua/ hứa bán, tuy nhiên vẫn có rủi ro cho bên mua, nhất là về mặt pháp lý. Trong 2 trường hợp bên hứa bán bỏ trốn hoặc đột quỵ/ chết thì bên mua chỉ có thể khởi kiện. Quá trình này tốn cả thời gian và công sức và khởi kiện phần thắng là không cao. Có thể còn bị xử hợp đồng vô hiệu do hợp đồng chưa thực sự thuộc về bên bán, chưa đủ pháp lý để xử phạt.

Có thể thấy hợp đồng hứa mua hứa bán vẫn còn khá mới mẻ nhưng dần trở nên phổ biến hơn. Văn bản này rất cần thiết, nó chứa những cam kết, quy định cụ thể có tính chất ràng buộc. Mục đích là buộc cả 2 bên phải thực hiện theo đúng cam kết, nếu không sẽ có mức phạt, bồi thường tương ứng. Tuy nhiên khi sử dụng hợp đồng cũng cần lưu ý về rủi ro, phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện. 

Trả lời