Trạng ngữ là gì? Phân loại trạng ngữ và dấu hiệu nhận biết

Trạng ngữ là gì? Đây là một khái niệm vô cùng quen thuộc, là nội dung đã được học trong chương trình phổ thông. Để giúp các bạn nhớ lại cũng như hiểu rõ hơn về thành phần trạng ngữ, dấu hiệu và cách phân biệt các loại trạng ngữ, chúng tôi đã tổng hợp tất cả kiến thức liên quan trong bài viết sau. Xin mời các bạn đón đọc cùng chúng tôi nhé!

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là một thành phần nằm trong câu, thuộc loại thành phần phụ có nhiệm vụ là xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân hay mục đích… của sự việc.

trang-ngu-la-gi-1

Đồng thời còn có tác dụng xác định hành động được nhắc đến trong một câu cụ thể. Thường trạng ngữ sẽ trả lời cho các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Để làm gì? Bằng cách nào?

Ví dụ: Ngoài sân, ba chú mèo đang sưởi nắng.

Ở câu trên trạng ngữ chính là “ngoài sân” với tác dụng để chỉ nơi chốn, được dùng để trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.

Tác dụng của việc sử dụng trạng ngữ là gì?

Tác dụng của việc sử dụng trạng ngữ là gì và có đem lại hiệu quả nghệ thuật không? Việc thêm trạng ngữ vào trong các câu văn, câu nói sẽ mang đến một số tác dụng, hiệu quả nghệ thuật như sau:

  • Trạng ngữ giúp xác định hoàn cảnh và điều kiện diễn ra các sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, rõ nghĩa và được chính xác hơn.
  • Các trạng ngữ còn có tác dụng giúp liên kết giữa các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn hay bài văn trở nên mạch lạc và hay hơn.

trang-ngu-la-gi-2

  • Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo một trình tự không gian, thời gian hay quan hệ nguyên nhân – kết quả nhất định. Giúp cho các câu văn và đoạn văn có mối liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
  • Thêm trạng ngữ vào câu văn là một trong những cách để mở rộng câu, giúp nội dung câu trở nên thêm phong phú, đầy đủ và chính xác.

Cách nhận biết trạng ngữ trong câu

Dù đã hiểu trạng ngữ là gì nhưng nhiều bạn vẫn không nhận biết được đâu là trạng ngữ trong câu. Thường trong một câu sẽ có một hoặc có nhiều trạng ngữ. Mỗi trạng ngữ sẽ mang một nhiệm vụ khác nhau. Các trạng ngữ thường đứng đầu câu cũng có thể đứng ở giữa hoặc cuối một câu.

trang-ngu-la-gi-3

Để nhận biết đâu là trạng ngữ thì người ta thường phải dựa vào hình thức và ý nghĩa.

  • Hình thức: Trạng ngữ trong câu thường sẽ bị ngăn cách với các thành phần chính bởi dấu phẩy.
  • Ý nghĩa: Trong câu trạng ngữ là thành phần dùng để chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân hay một mục đích cụ thể chẳng hạn.

Phân loại trạng ngữ

Dựa vào nhiệm vụ trong câu mà trạng ngữ sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại trạng ngữ cụ thể bao gồm:

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ dùng để chỉ nơi chốn thuộc loại thường được sử dụng nhất trong các loại trạng ngữ. Chúng được sử dụng như một thành phần phụ trong câu với tác dụng chỉ ra địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc. Cũng có thể là chỉ hành động đang xảy ra ở trong câu đó. Nó được dùng với nhiệm vụ là trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.

trang-ngu-la-gi-4

Ví dụ: Trong bếp, Thúy đang nhặt rau.

Như vậy, ở đây trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ nơi chốn là “trong bếp”. Nó dùng với tác dụng trả lời cho câu hỏi ở đâu (Thúy nhặt rau ở đâu).

Trạng ngữ chỉ thời gian

Cũng tương tự như trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian đứng trong câu với vai trò là thành phần phụ. Tác dụng của nó là muốn nói đến thời gian của sự việc, hành động đang tiếp diễn trong câu. Nhiệm vụ là để trả lời câu hỏi về thời gian, giờ giấc như là: bao giờ, khi nào, mấy giờ?…

trang-ngu-la-gi-5

Ví dụ: Hôm kia, Tuấn đã tham gia thi cuối năm.

Trạng ngữ chỉ thời gian chính là “tối kia”. Nó được sử dụng để người đọc trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Cụ thể là Tuấn đã làm bài thi vào khi nào?

Trạng ngữ chỉ cách thức

Trạng ngữ chỉ cách thức cung cấp ý nghĩa cho cách một hành động hay sự kiện được biểu diễn trong câu. Trạng ngữ này nhằm trả lời cho chúng ta biết mọi thứ diễn ra như thế nào?

Ví dụ: Nguyễn Du, qua ngòi bút hết sức tài tình, ông đã tạo nên một kiệt tác bất hủ.

Trạng từ chỉ phương tiện

Tương tự như các trạng ngữ khác, nó cũng thuộc loại thành phần phụ trong một câu. Loại này được sử dụng với mục đích để làm rõ các phương tiện. Những cách thức di chuyển của sự việc, hành động hay con người… đang nhắc tới trong câu cũng được làm rõ.

trang-ngu-la-gi-6

Bình thường, khi dùng trạng ngữ chỉ phương tiện sẽ đi kèm với từ “bằng” hay “với”. Đứng trong một câu nó sẽ có nhiệm vụ trả lời câu hỏi như: “Với cái gì?” hay “Bằng cái gì?”.

Ví dụ: Bằng sự nỗ lực không ngừng, tôi đã thành công thi đỗ vào ngôi trường mong muốn.

Như vậy, trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu trên chính là “Bằng sự nỗ lực không ngừng”. Nó trả lời cho câu hỏi: “Bằng cái gì?”. Cụ thể là tôi thành công thi đỗ vào trường mong muốn bằng cái gì?

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân cũng là thành phần phụ trong câu khi sử dụng. Do tính chất nên trạng ngữ này thường có độ dài hơn so với các loại khác. Khi sử dụng để giải thích, đưa ra kiến giải vì sao sự việc của câu lại diễn ra như thế. Nhiệm vụ của trạng ngữ chỉ nguyên nhân là để trả lời cho câu hỏi: Tại sao? Vì sao? Do đâu?

trang-ngu-la-gi-7

Ví dụ: Do trời mưa to, tôi đi học muộn.

Trong câu trên trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Vì mưa to”. Tác dụng của nó trong câu để trả lời cho câu hỏi “Do đâu?”. Cụ thể hơn là giải thích lý do vì sao đi học muộn.

Trạng ngữ để chỉ mục đích

Để nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích đúng nhất thì nó là ngược lại với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Trong một câu  đảm nhận vai trò là thành phần phụ của câu văn hoàn chỉnh. Mục đích của nó để chỉ mục đích của sự việc hay hành động đang được nhắc đến.

Trạng ngữ chỉ mục đích này để trả lời các câu hỏi: Để làm gì? Bởi cái gì? Mục tiêu là gì?…

Ví dụ: Để nhận được phần thưởng, Lan cố gắng học hành chăm chỉ.

Trong ví dụ trên đây, trạng ngữ chỉ mục đích là “Để được nhận phần thưởng”. Nhiệm vụ của nó là để trả lời câu hỏi “Để làm gì?”. Đúng hơn là vì mục đích gì mà Lan lại học hành chăm chỉ.

Lời kết

Trong toàn bộ bài viết đã lý giải cho mọi người hiểu trạng ngữ là gì? Bên cạnh đó cũng làm rõ cách phân biệt, nhận biết các loại trạng ngữ trong câu. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi ở trên, các bạn đã biết cách sử dụng trạng ngữ cho đúng đắn.

Trả lời