Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không? Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không là một câu hỏi khá phổ biến được nhiều người quan tâm. Bệnh này có chữa được không, nguyên nhân gây ra bệnh giảm tiểu cầu là gì. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?

bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không
Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?

Bệnh giảm tiểu cầu hay còn gọi là bệnh thiếu tiểu cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vậy thì bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không? Nếu như bạn không theo dõi và điều trị kịp thời thì mức tiểu cầu giảm sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thiếu tiểu cầu hay giảm tiểu cầu là một căn bệnh khá nguy hiểm nhưng vẫn có cách chữa trị nếu phát hiện kịp thời. Nếu có triệu chứng như: thâm quầng mắt, sưng tấy, xuất huyết và đau đầu không rõ nguyên nhân thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị. Phương pháp điều trị bệnh cần được kết hợp với chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý. Nó sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ bị xuất huyết nặng hơn. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn phương pháp điều trị bệnh giảm tiểu cầu như sau:

bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không
Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?
  • Thứ nhất đó là truyền tiểu cầu: đây được xem là một biện pháp điều trị “chữa cháy” có tác dụng tạm thời để cầm máu. Đồng thời nó cũng giúp đề phòng các biến chứng xuất huyết nặng có thể xảy ra. Khi thực hiện điều trị thì nên tránh các thủ thuật như: chọc dò, nhổ răng hay tiêm chích trong cơ. Lúc này bác sĩ có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể của bệnh nhân trong trường hợp lượng tiểu cầu giảm đi nhiều. Bên cạnh đó cũng có thể cầm máu tại chỗ và cho bệnh nhân dùng thuốc đặc trị kết hợp với dùng thêm vitamin để tăng sức đề kháng.
  • Phương pháp thứ hai đó là điều trị bằng cách sử dụng thuốc corticoides: phương pháp này áp dụng khi bệnh nhân bị giảm tiểu cầu vô căn.
  • Phương pháp thứ ba đó là tiến hành phẫu thuật cắt lách: phương pháp này được áp dụng khi bệnh đã trở thành mãn tính. Đã phụ thuộc vào corticoides hoặc là không còn đáp ứng corticoides nữa. Sau khi tiến hành cắt đi lách nếu như tái phát thì có thể phối hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác.

Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu

Ở phần trên tôi đã phân tích cho bạn bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không. Dưới đây tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân gây nên bệnh giảm tiểu cầu này. Tình trạng giảm tiểu cầu gây nên do tình trạng nhiễm trùng nặng hay bị nhiễm ký sinh trùng. Bên cạnh đó cũng có thể là do cơ thể bị nhiễm virus cúm, sởi, quai bị hay viêm gan siêu vi. Có thể là do tác động của một số bệnh có lách to chẳng hạn như: xơ gan hay cường lách. Hoặc do ảnh hưởng từ các chất độc hại và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc cảm cúm… Ngoài ra nguyên nhân gây nên bệnh giảm tiểu cầu cũng có thể đến từ các bệnh về máu như: suy tủy toàn bộ, xơ tủy, bệnh ung thư máu, bệnh ung thư hạch, bệnh ung thư tủy di căn hay do bệnh thiếu máu tiêu huyết tự miễn. Hoặc một số trường hợp giảm tiểu cầu mà không xác định được rõ nguyên nhân thì gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không
Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu

Một số biểu hiện của bệnh giảm tiểu cầu

Dưới đây tôi sẽ phân tích một số biểu hiện của bệnh giảm tiểu cầu. Từ đó bạn có thể kịp thời phát hiện bệnh và điều trị ngay khi phát hiện:

  • Nếu như cơ thể bạn xuất hiện tình trạng xuất huyết và đặc biệt là ở các vùng da, niêm mạc. Đây được xem là một trong những dấu hiệu phổ biến, thường gặp nhất của bệnh giảm tiểu cầu. Hay nếu như bạn bị chảy máu dưới da và xuất hiện các dấu chấm, nốt hoặc là mảng bầm do máu tụ dưới da thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh. 
  • Thứ hai đó là xuất huyết nội tạng, xuất huyết não hay xuất huyết phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (xảy ra tình trạng rong kinh, đa kinh). 

Đây là những dấu hiệu thường gặp nhất khi bạn bị bệnh thiếu tiểu cầu. Nếu như bạn gặp phải những biểu hiện trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Biện pháp hỗ trợ điều trị cho chính người bệnh

Đối với chế độ ăn uống bạn ngừng việc uống rượu vì nó làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu. Bên cạnh đó bạn nên giảm ăn các loại lúa mì, gạo trắng và các sản phẩm qua tinh chế.

Đối với vận động và sinh hoạt thì bạn tránh các hoạt động mạnh có thể gây chấn thương. Tăng cường rèn luyện thể dục để ngăn ngừa bệnh tật.

Lời kết

Trên đây là bài viết bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không? Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất để cập nhật những kiến thức bổ ích khác.

Trả lời