Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên bạn nên biết

Ngày nay trong các hoạt động trao đổi, thương mại hay cho vay thì việc thỏa thuận giữa các bên liên quan được diễn ra thường xuyên. Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên có vai trò quan trọng để đảm bảo các bên liên quan thực hiện tốt các điều khoản và thỏa thuận. Để hiểu rõ hơn bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Như đã đề cập thì văn bản thỏa thuận là rất cần thiết trong những hoạt động kinh doanh, thương mại… Và để đảm bảo những thỏa thuận có giá trị pháp lý thì cần thiết phải có một văn bản thỏa thuận. Văn bản thỏa thuận có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên được xây dựng đúng quy chuẩn như một văn bản pháp lý nhằm xác thực quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Đồng thời văn bản này cũng sẽ ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến lợi ích đôi bên.

Mẫu văn bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ doanh nghiệp được thực hiện với mục đích đó là hỗ trợ công việc của doanh nghiệp. Những công việc đó là: trả nợ hay thanh toán một vấn đề gì đó. Hay là mẫu văn bản thỏa thuận công việc dân sự được áp dụng giữa các cá nhân cùng với tổ chức. Điều này nhằm mục đích xác định thỏa thuận đó đã được thống nhất ở cả hai bên. Và hiện nay thì mẫu biên bản này được thực hiện dựa trên một số quy định của Bộ Luật Dân sự để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra. Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên khi cùng hợp tác kinh doanh được xem là một dạng của hợp đồng Dân sự. Trong văn bản này thể hiện các thỏa thuận và cam kết liên quan đến hợp tác kinh doanh. 

Tóm lại thì mỗi văn bản sẽ có một giá trị pháp lý khác nhau. Đây chính là cơ sở đảm bảo quyền lợi giữa các bên trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Bạn có thể tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên dưới đây:

Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên
Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Nội dung trong mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Nội dung của văn bản thỏa thuận này thường liên quan đến những vấn đề về tài chính, quyền lợi cần phải thực hiện nghiêm túc. Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên được xây dựng theo quy chuẩn và cũng đảm bảo về mặt hình thức lẫn nội dung. Cách xây dựng cũng như một số nội dung cần có trong văn bản thỏa thuận gồm có:

  • Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên cần phải có các điều khoản về tiến trình hợp tác cùng với đó là các cam kết hướng đến mục đích chung của cả hai bên. Văn bản này phải đề cập tới những mục như: phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và phương thức hoạt động…
  • Bên cạnh đó mẫu văn bản này cần phải có nội dung chi tiết và thể hiện rõ được quyền cũng như nghĩa vụ của các bên nhằm tránh trường hợp thỏa thuận suông. Ngoài ra thì lập biên bản cần chú ý đến mục tiêu và tính khả thi mà hai bên thể hiện. 
  • Bên cạnh đó thì cấu trúc của một văn bản thỏa thuận giữa hai bên cần: xác định các thành phần tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung thỏa thuận cũng như các điều khoản tham gia giao ước, cuối cùng là cam kết và chữ ký của các bên tham gia.

Một số lưu ý khi xây dựng văn bản thỏa thuận giữa hai bên

mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên
Một số lưu ý khi xây dựng văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Để có thể xây dựng một mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Cần phải nhất quán quan điểm và rõ ràng từ câu chữ đến thuật ngữ sử dụng. Cần phải tránh trường hợp nói một cách khác nhưng lại ghi vào biên bản theo một cách khác. Và để có thể khắc phục lỗi này thì nhân viên soạn thảo phải am hiểu nội dung để nắm bắt thông tin và tốt nhất là nên chọn luật sư đảm nhận phần soạn thảo.
  • Lưu ý là sau khi kết thúc buổi trao đổi thì nhân viên soạn thảo nên chốt lại vấn đề giữa các bên tham gia để nắm chắc thông tin. Sau đó điền thông tin vào văn bản để không bị sai lệch.
  • Bạn tuyệt đối không được bỏ qua hoặc lược bỏ đi thông tin trong biên bản thỏa thuận để văn bản gọn hơn. Đây là căn cứ quan trọng để các bên thực hiện đúng trách nhiệm và nhận đúng quyền lợi được hưởng nên không được lược bỏ.
  • Ngoài văn bản thỏa thuận giữa hai bên thì các doanh nghiệp cũng hay sử dụng nhiều bản cam kết, biên bản làm việc khác nhau nữa. Điều này nhằm mục đích quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, vừa tuân thủ theo đúng quy định pháp luật và tính pháp lý.

Lời kết

Trên đây là bài viết mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trả lời